VĂN HÒA VÀ CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN (Edward Wadle Said )
-
► Vận Chuyển và Giao hàng:
Bạn nhận sách từ 1-3 ngày kể từ khi sachkinhte.vn gọi điện xác nhận đơn hàng.
-
► Cam kết Bản Quyền
Bạn được kiểm tra chất lượng sách, nếu không đúng bản quyền bạn có thể từ chối nhận hàng.
-
► Thanh toán:
Bạn kiểm tra sách và thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp cho nhân viên giao hàng trên toàn quốc.
VĂN HÒA VÀ CHỦ NGHĨA BÁ QUYỀN (Edward Wadle Said )
Tác giả: Edward Wadle Said (1935 - 2003): nhà phê bình văn học nổi tiếng mang quốc tịch Mĩ. Các tác phẩm của ông có ảnh hưởng trên nhiều phương diện, đặc biệt là chính trị. Các tác phẩm chính : Out of Place, Beginnings, Culture and Imperalism
Nhưng lời khen ngời dành cho cuốn sách:
“Edward Wadle Said giúp chúng ta hiểu mình là ai và buộc phải làm gì nếu muốn hy vọng trở thành những tác nhân đạo đức chứ không phải phương tiện phục vụ quyền lực” NOAM CHOMSKY
“Edward Wadle Said là một ví dụ hiếm hoi về một học giả Mĩ đồng thời là một trí thức theo cách hiểu của Châu Âu.. ở Ông có sự kết hợp xuất sắc và độc đáo giữa học giả, nhà mĩ học và nhà hoạt động chính trị, ông là một tấm gương truyền cảm hứng cho một thế hệ những nhà phê bình trẻ tuổi đang tìm lại bản nguyên văn hóa của chính mình... Văn hóa và chủ nghĩa bá quyền có tính thời sự cấp bách, đầy sức thuyết phục hiếm thấy ở những cuốn sách của các nhà phê bình văn học” CAMILLE PAGLIA – Washington Post
MỤC LỤC
Dẫn nhập
Chương một: Những lãnh thổ chồng lấn, những lịch sử đan quyện vào nhau
I. Bá quyền, địa lí và văn hóa
II. Những hình ảnh về quá khứ, thuần khiết và pha tạp
III. Hai cái nhìn trong Trong lòng bóng tối
IV. Những trải nghiệm đối nghịch
V. Tìm mối liên hệ giữa bá quyền và sự diễn giải thế tục
Chương hai: Củng cố tầm nhìn
I. Tự sự và không gian xã hội
II. Jane Austen và bá quyền
III. Tính toàn vẹn về văn hóa của bá quyền
IV. Dấu ấn bá quyền trong Aida của Verdi
V. Những thú vui của đế quốc
VI. Người bản địa dưới sự kiểm soát
VII. Camus và trải nghiệm bá quyền Pháp
VIII. Một ghi chú về chủ nghĩa hiện đại
Chương ba: Sự kháng cự và sự đối lập
I. Có hai phe
II. Những chủ đề của văn hóa phản kháng
III. Yeats và giải thuộc địa hóa
IV. Cuộc viễn du vào trung tâm [voyage in] và sự xuất hiện công cuộc chống đối
V. Sự cộng tác, nền độc lập và sự giải phóng
Chương bốn: Tương lai của tự do thoát khỏi sự thống trị
I. Sự thống trị của Mĩ: chiến tranh trên không gian công cộng
II. Thách thức tính chính thống và quyền uy
III. Những phong trào và những cuộc di cư
Sachkinhte.vn giới thiệu trích đoạn cuốn sách:
“...Trong định nghĩa thứ hai này, văn hóa là một kiểu sân khấu với các loại chính nghĩa chính trị và ý thức hệ đan quyện nhau. Chẳng những không phải là một thế giới yên bình của công việc sáng tạo tao nhã, văn hóa thậm chí có khi là một chiến địa để phe chính nghĩa công khai chống lại nhau, điều này lí giải, chẳng hạn, sinh viên Mĩ, Pháp hoặc Ấn Độ được dạy là phải đọc các tác phẩm kinh điển của dân tộc mình trước khi đọc các dân tộc khác, và họ có bổn phận phải hiểu rõ giá trị và phải trung kiên, đôi khi trung kiên không tinh thần phê phán, với dân tộc và các truyền thống của mình đồng thời phải chê bai hoặc đấu tranh chống lại các dân tộc và các truyền thống khác.
Vậy là, vấn đề rắc rối với quan niệm nói trên về văn hóa là nó kéo theo không chỉ việc sùng bái nền văn hóa của riêng ta, mà còn là việc cho rằng do văn hóa là cái gì đó siêu việt vượt lên trên thế giới thường nhật, cho nên văn hóa được coi là tách rời khỏi thế giới thường nhật. Kết quả là hầu hết những nhà nghiên cứu khoa học nhân văn đều không thể nhận ra mối liên hệ giữa, một mặt, là sự tàn ác bẩn thỉu kéo dài như chế độ nô lệ, chế độ áp bức thực dân hoặc chủng tộc, và sự chinh phục của đế quốc, mặc khác là thơ ca, tiểu thuyết, và triết học của cái xã hội tham gia vào thực tiễn đó...” (Trich phần dẫn nhập)
Sachkinhte.vn trân trọng giới thiệu!