LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
-
► Vận Chuyển và Giao hàng:
Bạn nhận sách từ 1-3 ngày kể từ khi sachkinhte.vn gọi điện xác nhận đơn hàng.
-
► Cam kết Bản Quyền
Bạn được kiểm tra chất lượng sách, nếu không đúng bản quyền bạn có thể từ chối nhận hàng.
-
► Thanh toán:
Bạn kiểm tra sách và thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp cho nhân viên giao hàng trên toàn quốc.
LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – LÊ QUÂN
Hội đồng quản trị - Ban điều hành – Khung năng lực – Thẻ điểm cân bằng – Chỉ số hoàn thành
PGS. TS. Lê Quân sinh năm 1974 tốt nghiệp Đại học Thương mại (1996), Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (1998), Thạc sỹ khoa học Quản trị (1999), Tiến sỹ Khoa học Quản trị (2003) nghiên cứu sau Thạc sỹ (2005) tại Pháp và được công nhận Phó Giáo sư Kinh tế (2009).
PGS. TS. Lê Quân đã có nhiều năm kinh nghiệm trong giảng dạy, tư vấn về quản trị chiến lược, quản trị nguồn nhân lực; là người sáng lập ra Diễn đàn nhân sự Việt Nam; sáng lập và trưởng ban tổ chức Ngày Nhân sự Việt Nam, thành viên Hội đồng quản trị Viện Doanh nhân Pháp ngữ; Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chuyển dịch Kinh tế Xã hội Cedimes Việt Nam. Ông đã trải qua các vị trí quản lý hợp tác quốc tế, trưởng các dự án đào tạo quốc tế, trưởng bộ môn quản trị doanh nghiệp, trưởng bộ môn quản trị nguồn nhân lực, trưởng ban tổ chức cán bộ và hiện đang là Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lời khen của PGS. TS Trương Gia Bình chủ tịch tập đoàn FPT dành cho cuốn sách:
Tôi đánh giá cao tác giả Lê Quân với một công trình nghiên cứu kỳ công, kết hợp các chuẩn mực quốc tế, kinh nghiệm của nước ngoài trên khắp các châu lục và quản trị thực tiễn tại Việt Nam. Cuốn sách Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam – Hội đồng quản trị - Ban điều hành – Khung năng lực – Thẻ điểm cân bằng – Chỉ số hoàn thành của tác giả Lê Quân được trình bày mang tính tổng kết có hệ thống nhưng vẫn gợi mở, dễ đọc. Từng lý thuyết cũng như kiến thức đúc rút trong đó được thể hiện rất chắt lọc, dễ hiểu, dễ nhớ. Có thể nói cuốn sách như một cuốn cẩm nang tổng hợp, toàn diện, đúc kết những kiến thức nghề lãnh đạo từ cơ bản đến nâng cao, từ tổng quan đến chuyên sâu và có tính thực tiễn rất cao. Từ việc giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty, chức năng nhiệm vụ của các cấp như hội đồng quản trị, ban điều hành, cho đến những thuật ngữ, lý thuyết quản trị hiện đại như KPI, thẻ điểm cân bằng, khung năng lực, phát triển năng lực lãnh đạo…
Cuốn sách không chỉ bổ ích cho người đọc mà có thể là tài liệu tham khảo, tra cứu nhiều lần cho nhiều cấp lãnh đạo, tùy thuộc vào tình huống họ cần tham chiếu và ra quyết định.
MỤC LỤC
Chương 1: Đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp
Đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp
Hội đồng quản trị
Ban điều hành
Mối quan hệ giữa hội đồng quản trị và ban điều hành
Chương 2: Hội đồng quản trị
Quy mô của Hội đồng quản trị
Cơ cấu thành viên của hội đồng quản trị
Chức năng và thẩm quyền của hội đồng quản trị
Chủ tịch hội đồng quản trị
Các thành viên hội đồng quản trị
Thực tiễn hoạt động của hội đồng quản trị
Chương 3: Ban điều hành
Nhiệm vụ của ban điều hành
Quy mô và mức độ đa dạng của ban điều hành
Mối quan hệ trong ban điều hành
Các thách thức với ban điều hành
Quản trị xung đột trong ban điều hành
Ban điều hành vì sự phát triển bền vững doanh nghiệp
Chương 4: Giám đốc điều hành
Nghề giám đốc điều hành
Nhà lãnh đạo và nhà quản lý
Nhiệm vụ của giám đốc điều hành
Trách nhiệm và quyền hạn của giám đốc điều hành
Các công việc ưu tiên của giám đốc điều hành
Chương 5: Giám đốc chức năng
Giám đốc nhân sự
Giám đốc tài chính
Giám đốc bán hàng
Giám đốc marketing
Giám đốc thông tin
Giám đốc sản xuất
Giám đốc cung ứng
Chương 6: Lãnh đạo doanh nghiệp, KPI và BSC
Chỉ số hoàn thành nhiệm vụ (KPI)
Thẻ điểm cân bằng (BSC)
BSC và KPI
Phân cấp quản trị qua ứng dụng KPI
KPI và quản trị theo mục tiêu
Chương 7: Chỉ số hoàn thành nhiệm vụ của lãnh đạo doanh nghiệp
Chỉ số hoàn thành nhiệm vụ của hội đồng quản trị
Chỉ số hoàn thành nhiệm vụ của ban điều hành
Chương 8: Năng lực và khung năng lực lãnh đạo
Năng lực và năng lực cốt lõi
Khung năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp
Chương 9: Khung năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam
Năng lực quản lý điều hành
Năng lực quản trị và phát triển bản thân
Năng lực am hiểu chuyên môn và các đặc thù doanh nghiệp
Chương 10: Chất lượng lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam
Năng lực giám đốc điều hành doanh nghiệp vừa và nhỏ
Năng lực của lãnh đạo doanh nghiệp theo đánh giá của cấp dưới
Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế
Chương 11: Phát triển năng lực tự lãnh đạo doanh nghiệp
Phát triển năng lực lãnh đạo doanh nghiệp
Tuyển chọn lãnh đạo doanh nghiệp từ thị trường lao động
Tạo nguồn cán bộ lãnh đạo cho doanh nghiệp
Đánh giá lãnh đạo doanh nghiệp
Thu nhập của lãnh đạo doanh nghiệp
Phúc lợi và đãi ngộ ngoài thu nhập
Đãi ngộ bằng cổ phiếu
Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo doanh nghiệp
Sachkinhte.vn xin giới thiệu tới quý độc giả một đoạn trích trong cuốn sách
LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP THAY ĐỔI TƯ DUY, HƯỚNG TỚI SỰ CHUYÊN NGHIỆP
Giai đoạn 2011 - 2015 ghi dấu ấn với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Suy thoái kinh tế là thực tiễn quan trọng để lãnh đạo doanh nghiệp nhìn nhận và đánh giá lại công tác quản lý điều hành. Có thể coi giai đoạn này là bản lề với sự thay đổi về tư duy của nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Có thể chỉ ra nhiều thay đổi lớn về tư duy của lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam như:
Giảm bớt tư duy lướt sóng
Trong khủng hoảng, kinh doanh kiểu lướt sóng không thể được chú trọng và ưu tiên. Từ chỗ tìm kiếm siêu lợi nhuân, rất nhiều lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng tỷ lệ cổ tức 20% đã là rất tốt. Chạy theo các lĩnh vực kinh doanh siêu lợi nhuận tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro về bất ổn chính sách. Mục tiêu an toàn, chất lượng được nhiều doanh nghiệp đặt lên trên tăng trưởng và lợi nhuận. Lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu nhìn nhận ra điểm yếu của bản thân trên hai phương diện: năng lực quản trị chiến lược và năng lực quản trị rủi ro.
Chú trọng lãnh đạo chiến lược
Nhiều lãnh đạo nhìn lại và nhận ra doanh nghiệp mình chưa có sản phẩm, dịch vụ chủ đạo. Rất ít doanh nghiệp, kể cả các tập đoàn lớn và nổi tiếng nhất Việt Nam có được sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng thiết yếu. Trong giai đoạn trước, hầu hết các tập đoàn mải mê chạy theo các dự án lớn về bất động sản, xây dựng và khai thác tài nguyên. Các doanh nghiệp chú trọng khai thác các dự án từ khu vực công mà bỏ qua các khách hàng nhỏ, khách hàng tiêu dùng cuối cùng, khách hàng tư nhân. Doanh nghiệp mải mê nhặt tiền chẵn mà quên là kinh doanh chỉ bền vững khi dòng tiền ổn định và hướng tới dân chúng. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, khu vực công và các khách hàng lớn thi nhau cắt giảm chi phí, khi đó lãnh đạo doanh nghiệp nhận ra sự thiết bền vững trong phát triển.
Chú trọng quản trị rủi ro
Trước khủng hoảng, quan điểm nước nổi bèo nổi thịnh hành. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp luôn lạc quan là kinh tế Việt Nam chỉ có đi lên. Thậm chí trong năm 2011, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp còn tranh thủ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh vì nhận định rằng chu kì khủng hoảng ngắn. Hầu hết các lãnh đạo doanh nghiệp được khảo sát trong năm 2011 đều cho rằng khung hoảng sẽ kết thúc vào năm 2012, tuy nhiên đó là nhận định chủ quan và sai lầm vì thực tế quá trình này còn kéo dài nhiều năm sau đó do sức đề kháng của nền kinh tế.
Quản trị rủi ro về bản chất chính là tư duy phản biện của lãnh đạo. Nhưng dường như phần lớn lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam chưa được trải nghiệm khủng hoảng nhiều, nên thường coi nhẹ công tác quản trị rủi ro. Quản trị rủi ro đến từ hai cấp độ quan trọng: Cấp độ quản trị rủi ro chiến lược và cấp độ quản trị rủi ro tác nghiệp. Nhìn vào thực tế của doanh nghiệp Việt Nam, quản trị tài chính luôn bị xem nhẹ. Hầu hết các doanh nghiệp trong nước đánh đồng chức năng tài chính với chức năng kế toán, hoặc lãnh đạo là người ra quyết định tài chính nhưng lại thiếu thông tin về tình hình tài chính hiệu quả chi tiết của phương án.
Ưu tiên đổi mới chuỗi giá trị và tạo lợi thế cạnh tranh khác biệt
Chú trọng phát triển kỹ năng lãnh đạo và quản trị nhân sự.
[…]
Sachkinhte.vn trân trọng giới thiệu!