KINH TẾ VI MÔ CĂN BẢN VÀ NÂNG CAO
-
► Vận Chuyển và Giao hàng:
Bạn nhận sách từ 1-3 ngày kể từ khi sachkinhte.vn gọi điện xác nhận đơn hàng.
-
► Cam kết Bản Quyền
Bạn được kiểm tra chất lượng sách, nếu không đúng bản quyền bạn có thể từ chối nhận hàng.
-
► Thanh toán:
Bạn kiểm tra sách và thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp cho nhân viên giao hàng trên toàn quốc.
KINH TẾ VI MÔ CĂN BẢN VÀ NÂNG CAO – PGS. TS. ĐINH PHI HỔ
Tác giả Đinh Phi Hổ là Phó giáo sư, Tiến sĩ của trường Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh. Hiện ông là giảng viên chính trường Đại Học kinh tế TPHCM và là giảng viên thỉnh giảng các môn học Kinh tế Vĩ Mô, Kinh tế Vi Mô, Kinh tế Phát triển...cho các trường Đại học Ngân hàng, ĐH mở, ĐH kinh tế - Luật, ĐH Ngoại Thương... Ngoài việc giảng dạy, ông còn là nhà báo và đang giữ nhiệm vụ Phó Tổng biên tập Tạp chí Phát triển kinh tế.
Các sách của ông đã xuất bản: Kinh tế học nông nghiệp bền vững (NXB Phương Đông 2008); Nguyên lý kinh tế vi mô (NXB Thống kê 2009); Kinh tế nông nghiệp Lý thuyết và Thực tiễn (NXB thống kê 2003); Kinh tế vi mô: Căn bản và nâng cao - Câu hỏi trắc nghiệm và Bài tập (NXB Tài chính 2013)...
Cùng với kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô đã và đang được khẳng định là môn học cần thiết và quan trọng cho khối ngành Kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Ở góc độ lý thuyết, kinh tế vi mô cung cấp một nền tảng kiến thức của nhân loại nhằm giải thích các hoạt động của thị trường, ngành sản xuất, doanh nghiệp và cá nhân hướng tới tối ưu hóa các nguồn lực có hạn để tối đa hóa lợi ích và hiệu quả kinh tế. Kinh tế vi mô trang bị cho sinh viên chuyên ngành kinh tế - xã hội những kiến thức nền tảng để có thể khám phá và tiếp cận các môn học ngành kinh tế - xã hội cụ thể.
Trong thời gian qua, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều tác giả viết về kinh tế vi mô với những góc nhìn khác nhau, tuy nhiên, trên thực tế, sinh viên và những độc giả muốn tìm hiểu về kinh tế học vẫn còn khó khăn để hiểu được một cách tường tận những nguyên lý kinh tế vi mô. Do đó, tác giả đã nỗ lực giới thiệu cách tiếp cận phân tích kinh tế vi mô theo hướng từ cơ bản rồi mở rộng kiến thức với trình độ cao hơn, từ nguồn gốc lý thuyết rồi gắn kết với minh họa trong thực tiễn nhằm giúp người đọc tiếp cận môn học này dễ dàng hơn.
Với mong muốn trên, tác giả biên soạn cuốn sách Kinh tế vi mô: Căn bản và Nâng cao, dựa trên việc kế thừa và tham khảo hơn 30 tác phẩm về kinh tế vi mô đang được sử dụng ở các trường đại học trong và ngoài nước.
MỤC LỤC
PHẦN 1: NHẬP MÔN KINH TẾ VI MÔ
Chương 1: Nguyên lý kinh tế vi mô và các công cụ phân tích kinh tế
Giới thiệu
1. Một số khái niệm
2. Các nguyên lý của kinh tế học
3. Các công cụ phân tích của nhà kinh tế
Phụ lục 1: Phần nâng cao
Đường giới hạn khả năng sản xuất và xác định đường xu hướng
1. Đường giới hạn khả năng sản xuất
2. Cách xác định đường xu hướng
Tóm tắt
Câu hỏi ôn tập
Bài tập
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm
Chương 2: Thị trường, cung và cầu
Giới thiệu
1. Thị trường
2. Cầu thị trường
3. Cung thị trường
4. Thị trường và giá cân bằng
Phụ lục 2: Phần nâng cao
Xác định phương trình đường cầu, cung cách tiếp cận đại số đối với cân bằng thị trường
1. Phương trình đường cầu cung
2. Phương pháp đại số xác định cân bằng
Tóm tắt
Câu hỏi ôn tập
Bài tập
Chương 3: Hệ số co dãn và chính sách chính phủ
1. Hệ số co dãn
2. Thặng dư người tiêu dùng, người sản xuất và hiệu quả thị trường
3. Chính sách chính phủ can thiệp vào thị trường
Phụ lục 3: Phần nâng cao
Co dãn của cầu và ứng dụng chính sách
1. Ứng dụng hệ số co dãn đối với quyết định thay đổi giá
2. Ứng dụng đối với chính sách
Tóm tắt
Câu hỏi ôn tập
Bài tập
PHẦN 2: LÝ THUYẾT HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ NGƯỜI SẢN XUẤT
Giới thiệu
Chương 4: Lý thuyết hành vi của người tiêu dùng
1. Lý thuyết hữu dụng
2. Đường cầu cá nhân và thị trường
Phụ lục 4: Phần nâng cao
Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng bằng phương pháp đại số học
1. Lý thuyết về bài toán tối ưu
2. Ứng dụng bài toán tối ưu
Tóm tắt
Câu hỏi ôn tập
Chương 5: Lý thuyết sản xuất và chi phí
1. Lý thuyết vế sản xuất
2. Lý thuyết về chi phí
Phụ lục 5: Phần nâng cao
Hệ số co dãn thay thế và lựa chọn kết hợp các yếu tố đầu vào tối ưu
1. Hệ số co dãn thay thế
2 Lý thuyết và ứng dụng về bài toán tối ưu
Tóm tắt
Câu hỏi ôn tập
PHẦN 3: LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG
Giới thiệu
Chương 6: Lý thuyết cạnh tranh hoàn hảo
1. Một số vấn đề cơ bản
2. Phân tích trong ngắn hạn
Phụ lục 6: Phần nâng cao
Cách tiếp cận đại số cho việc xác định mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo trong ngắn hạn và dài hạn
1. Phân tích trong ngắn hạn
2. Phân tích trong dài hạn
Tóm tắt
Câu hỏi ôn tập
Bài tập
Chương 7: Lý thuyết độc quyền hoàn hảo
1. Đặc điểm của độc quyền
2. Hành vi của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn
3. Tổn thất kinh tế - xã hội do độc quyền
4. Sự can thiệp của chính phủ
Phụ lục 7: Phần nâng cao
Những cách thức xác định mức sản lượng và giá để tối đa hóa lợi nhuận và đo lường hiệu quả độc quyền
1. Xác định mức sản lượng và đá để tối đa hóa lợi nhuận
2. Xác định mức sản lượng và giá theo các mục tiêu khác nhau
3. Đo lường mức độ độc quyền
4. Phương pháp hình học để đo lường hiệu quả độc quyền
Tóm tắt
Chương 8: Lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo: cạnh tranh độc quyền và độc quyền nhóm
1. Thị trường cạnh tranh độc quyền
2. Thị trường độc quyền nhóm
3. Cân bằng sản lượng ở doanh nghiệp độc quyền nhóm
4. Mô hình cartel
Phụ lục 8: Phần nâng cao cạnh tranh về sản lượng và giá và wgns dụng lý thuyết trò chơi trong việc ra quyết định của doanh nghiệp độc quyền nhóm
1. Cạnh tranh về sản lượng và giá
2. Ứng dụng lý thuyết trò chơi đối với ra quyết định của doanh nghiệp độc quyền nhóm
Tóm tắt
Câu hỏi ôn tập
Bài tập
Chương 9: Lý thuyết thị trường các yếu tố sản xuất
1. Thị trường lao động
2. Thị trường vốn và đất đai
Phụ lục 9: Phần nâng cao
Ứng dụng phương pháp xác định giá trị hiện tại
1. Xác định gái trị những khoản thu nhập đã mất
2. Xác định lãi suất thực của một trái khoản
3. Quyết định đầu tư
Tóm tắt
Câu hỏi ôn tập
Bài tập
Sachkinhte.vn trân trọng giới thiệu!