GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ HỌC
-
► Vận Chuyển và Giao hàng:
Bạn nhận sách từ 1-3 ngày kể từ khi sachkinhte.vn gọi điện xác nhận đơn hàng.
-
► Cam kết Bản Quyền
Bạn được kiểm tra chất lượng sách, nếu không đúng bản quyền bạn có thể từ chối nhận hàng.
-
► Thanh toán:
Bạn kiểm tra sách và thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp cho nhân viên giao hàng trên toàn quốc.
GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ HỌC – PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN
ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Sinh viên ngày nay – các nhà quản lý và lãnh đạo tương lai. Điều đó đã làm cho “Quản lý học” trở thành môn học bắt buộc đối với sinh viên trong các trường đại học kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh tại các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Hướng tới các mục tiêu đào tạo, khoa Khoa học quản lý đã biên soạn cuốn Giáo trình Quản lý học nhằm giúp cho sinh viên tập trung vào những nguyên lý cơ bản của quản lý. Sự tập trung này giúp sinh viên hiểu được trách nhiệm cá nhân trong phát triển năng lực quản lý, có thể sử dụng kiến thức và kỹ năng quản lý để tạo ra các tác động xã hội tích cực, nâng cao sự sẵn sàng trong phát triển sự nghiệp giúp họ hấp dẫn hơn khi thực tập và là ứng viên trong công việc, truyền cảm hứng cho họ theo đuổi con đường học hỏi suốt đời như là sự cần thiết cho công việc và cho cuộc sống.
Giáo trình Quản lý học giới thiệu những nội dung cốt yếu của quản lý theo cách tiếp cận quá trình quản lý. Các chủ đề được lựa chọn để đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo đại học, trong khi vẫn có sự mở rộng linh hoạt để phù hợp với việc thiết kế các bậc đào tạo cao hơn. Đối với các nhà quản lý, đọc cuốn sách này là một cơ hội nâng cao hiến thức, tìm cảm hứng và tham gia thực hành để có thể nâng cao kỹ năng quản lý và lãnh đạo của mình.
Quản lý học được biên soạn dựa trên các tài liệu về quản lý trong nước và quốc tế. Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã cố gắng tiếp cận thực tiễn quản lý của các doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận và các cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam, đảm bảo giáo trình mang tính Việt Nam – cơ bản – hiện đại.
MỤC LỤC
Phần A: Tổng quan về quản lý
Chương 1: Quản lý và nhà quản lý
1.1 Hệ thống xã hội và tổ chức - đối tượng của quản lý
1.2 Quản lý
1.3 Nhà quản lý
Chương 2: Sự phát triển các tư tưởng quản lý
2.1 Các tư tưởng quản lý cổ đại
2.2 Các tư tưởng quản lý cổ điển
2.3 Các tư tưởng quản lý thuộc trường phái hành vi
2.4 Các tư tưởng quản lý hiện đại
Phần B: Môi trường quản lý
Chương 3: Phân tích môi trường quản lý
3.1 Môi trường quản lý
3.2 Môi trường quản lý tổ chức
3.3 Phân tích môi trường quản lý
Chương 4: Đạo đức quản lý, trách nhiệm xã hội và văn hóa tổ chức
4.1 Đạo đức quản lý
4.2 Trách nhiệm xã hội trong quản lý
4.3 Văn hóa tổ chức
Chương 5: Toàn cầu hóa và quản lý
5.1 Toàn cầu hóa và môi trường toàn cầu
5.2 Chuỗi cung ứng toàn cầu
5.3 Quản lý tổ chức trong môi trường toàn cầu
5.4 Kinh tế tri thức và quản lý
Phần C: Quyết định quản lý
Chương 6: Quyết định quản lý
6.1 Tổng quan về quyết định quản lý
6.2 Quá trình ra quyết định quản lý
6.3 Phương pháp và kỹ thuật ra quyết định quản lý
Chương 7: Đảm bảo thông tin cho quản lý
7.1 Khái niệm và vai trò của thông tin
7.2 Đảm bảo thông tin cho quản lý
7.3 Một số công cụ và kỹ thuật thông tin
Phần D: Lập kế hoạch
Chương 8: Tổng quan về kế hoạch và lập kế hoạch
8.1 Kế hoạch
8.2 Lập kế hoạch
Chương 9: Lập kế hoạch chiến lược
9.1 Khái niệm và vai trò của chiến lược
9.2 Các cấp độ chiến lược của tổ chức
9.3 Lập kế hoạch chiến lược
9.4 Một số mô hình và công cụ phân tích chiến lược
Chương 10: Lập kế hoạch tác nghiệp
10.1 Kế hoạch tác nghiệp
10.2 Lập kế hoạch tác nghiệp
10.3 Cách tiếp cận khung logic trong lập kế hoạch tác nghiệp
10.4 Quản lý theo mục tiêu
Phần E: Tổ chức
Chương 11: Chức năng tổ chức
11.1 Chức năng tổ chức và cơ cấu tổ chức
11.2 Các thuộc tính cơ bản của cơ cấu tổ chức
11.3 Các kiểu cơ cấu tổ chức
Chương 12: Thiết kế cơ cấu tổ chức
12.1 Nguyên tắc thiết kế cơ cấu tổ chức
12.2 Quá trình thiết kế cơ cấu tổ chức mới
12.3 Quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức
Chương 13: Quản lý sự thay đổi và đổi mới
13.1 Tổng quan về sự thay đổi
13.2 Quản lý sự thay đổi
13.3 Đổi mới
Phần F: Lãnh đạo
Chương 14: Tổng quan về lãnh đạo
14.1 Bản chất của lãnh đạo
14.2 Các cách tiếp cận chủ yếu về lãnh đạo
14.3 Quyền lực và sự ảnh hưởng của người lãnh đạo
14.4 Nội dung cơ bản của chức năng lãnh đạo
Chương 15: Tạo động lực
15.1 Tạo động lực
15.2 Một số học thuyết tạo động lực
15.3 Quy trình tạo động lực
Chương 16: Lãnh đạo nhóm
16.1 Nhóm
16.2 Lãnh đạo nhóm làm việc
Chương 17: Truyền thông
17.1 Quá trình truyền thông
17.2 Truyền thông trong quản lý tổ chức
17.3 Cải thiện truyền thông
Chương 18: Giải quyết xung đột và đàm phán
18.1 Xung đột và giải quyết xung đột
18.2 Đàm phán
Phần G: Kiểm soát
Chương 19: Chức năng kiểm soát
19.1 Tổng quan về kiểm soát
19.2 Hệ thống kiểm soát
19.3 Hình thức kiểm soát
19.4 Quy trình kiểm soát
Chương 20: Công cụ kiểm soát
20.1 Các công cụ kiểm soát chung
20.2 Các công cụ kiểm soát theo hoạt động
Sachkinhte.vn trân trọng giới thiệu!