CÚ SỐC THỜI GIAN VÀ KINH TẾ VIỆT NAM (TRẦN VĂN THỌ)
-
► Vận Chuyển và Giao hàng:
Bạn nhận sách từ 1-3 ngày kể từ khi sachkinhte.vn gọi điện xác nhận đơn hàng.
-
► Cam kết Bản Quyền
Bạn được kiểm tra chất lượng sách, nếu không đúng bản quyền bạn có thể từ chối nhận hàng.
-
► Thanh toán:
Bạn kiểm tra sách và thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp cho nhân viên giao hàng trên toàn quốc.
CÚ SỐC THỜI GIAN VÀ KINH TẾ VIỆT NAM (TRẦN VĂN THỌ)
Tác giả Trần Văn Thọ là Giáo sư Kinh tế học, Đại học Waseda (Tokyo). Ông quê ở Quảng Nam, sang Nhật Bản du học năm 1968, học vị tiến sĩ kinh tế học Đại học Hitotsubashi (Tokyo). Ông từng làm Ủy viên chuyên môn trong Hội đồng kinh tế của nhiều đời Thủ tướng Nhật Bản, Thành viên tổ tư vấn cải cách kinh tế và hành chính của Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, và Giáo sư Thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Đại học Đà Nẵng.
LỜI GIỚI THIỆU
Cho đến nay, Việt Nam chúng ta chưa ý thức đầy đủ về yếu tố thời gian, chưa nhận thấy những tổn thất to lớn khi để lỡ cơ hội vàng trong suốt thời gian dài. Không phủ nhận những thành quả của đổi mới nhưng 30 năm quả là quá dài. Nhiều nước ở Đông Á với chỉ trên dưới 15 năm đã chuyển hẳn vị thế của đất nước trên bình diện quốc tế. Với những thuận lợi như ở vào thời đại dân số vàng, ở giữa dòng chảy của tư bản, công nghệ, tri thức kinh doanh tại vùng năng động nhất thế giới mà Việt Nam đã không tạo ra được kì tích phát triển như họ. Đó là điều mà mỗi người dân Việt Nam có lòng tự tôn dân tộc không khỏi bùi ngùi, đau xót.
Cuốn sách Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam này cũng cảnh báo những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt, trong đó nguy cơ chưa giàu đã già là đáng lo nhất. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến mặt trái của việc sử dụng kéo dài nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, của chinh sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và việc xuất khẩu lao động.
Để Việt Nam phát triển xứng đáng với tiền năng đang có, tác giả đề cao tư duy phát triển và kỳ vọng thế hệ lãnh đạo mới của Việt nam sẽ có khát vọng và quyết tâm chính trị để đưa đất nước Việt Nam phát triển mạnh mẽ.
Là người từng đọc nhiều bài viết của GS Trần Văn Thọ, hôm nay, tôi vui mừng thấy những ý tưởng gần đây của tác giả được tổng hợp và đưa ra đúng thời điểm chúng ta cần phải quyết định mạnh mẽ về chiến lược phát triển cho Việt Nam trong giai đoạn mới.
Với tầm nhìn của một người Việt nam có tâm huyết với đất nước, có kiến thức sâu rộng, đang giảng dạy, nghiên cứu ở một trường Đại học danh tiếng tại Nhật Bản, hi vọng cuốn sách sẽ đem đến cho các nhà lãnh đạo quản lý của Việt Nam những góc nhìn mới để cùng nhau suy ngẫm, lựa chọn và sử dụng những ý kiến xác đáng của tác giả vào việc hoạch định chính sách phát triển đất nước.
BÙI QUANG VINH
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Những lời khen tặng dành cho Cú sốc thời gian và kinh tế Việt Nam
“Đây là tuyển tập những bài viết tâm huyết của GS. Trần Văn Thọ, giáo sư kinh tế tại Đại học Waseda danh giá của Nhật Bản. Tác giả đã nghiên cứu rất nghiêm túc những giác độ khác nhau của kinh tế Việt Nam, chỉ ra với những căn cứ xác đáng các mặt yếu kém, các cơ hội và thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt. Không chỉ có giá trị khoa học và thực tiễn vững chắc, người đọc còn cảm nhận được lòng yêu nước thiết tha của tác giả, cũng như nỗi lòng đau đáu về đất nước và dân tộc.” – Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương
“Qua cuốn sách có lẽ độc giả sẽ bị sốc khi nhìn lại 40 năm qua. Nhìn về tương lai, tác giả cho rằng những nguy cơ như rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp, chưa giàu đã già, FDI là mất cân đối nền kinh tế, chậm “tốt nghiệp” ODA, tiếp tục xuất khẩu lao động… sẽ lại tạo ra Cú sốc thời gian cho nền kinh tế Việt Nam. Theo tác giả, để tránh các nguy cơ đó, để Việt Nam trở thành một quốc gia thượng đẳng, lãnh đạo sắp tới dứt khoát phải lựa chọn Chủ nghĩa phát triển, được cụ thể hóa qua nền kinh tế thị trường định hướng phát triển.” – Chu hảo, Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Trẻ
MỤC LỤC
PHẦN I: VIỆT NAM 40 NĂM QUA
Chương 1: Kinh tế Việt nam 40 năm qua
Chương 2: Thời gian trong kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản
Phụ trang chương 2: Toyota trỗi dậy nhờ tinh thần doanh nghiệp của Toyota Eiji
Chương 3: Thời gian trong kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc
Phụ trang chương 3: Từ Seoul nhìn về Việt Nam
Chương 4: Việt Nam và Trung Quốc: Một thể chế hai thành tích phát triển
Chương 5: Việt nam trong dòng chảy lao động tại Á châu
Phụ trang chương 5: Trường hợp Philipines: Tụt hậu kinh tế và xuất khẩu lao động
Chương 6: Từ Tokyo nhìn lại 40 năm Việt Nam
PHẦN II: NHỮNG THÁCH THỨC CÓ TÍNH THỜI ĐẠI
Chương 7: Nguy cơ chưa giàu đã già
Phụ lục chương 7: Diễn biến dân số và các giai đoạn phát triển của dân số Việt Nam
Chương 8: FDI và nguy cơ phân hóa kinh tế Việt Nam
Chương 9: Thách thức trước sự trỗi dậy của Trung Quốc
Chương 10: Bẫy thu nhập trung bình: Trường hợp Việt Nam
Chương 11: Trào lưu kinh tế Á châu và nguy cơ tụt hậu của Việt Nam
PHẦN III: ĐỔI MỚI TƯ DUY, TẦM NHÌN VÀ CHIẾN LƯỢC CHO 20 NĂM TỚI
Chương 12: Chiến lược thoát Trung
Phụ lục chương 12: Sự kiện đường sát Cát Linh – Hà Đông cho thấy nguyên nhân lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc
Chương 13: Dùng ODA như thế nào?
Chương 14: Công nghiệp hóa: Ai phải là người giàu?
Chương 15: Thực hiện giấc mơ thành quốc gia thượng đẳng
Chương 16: Ý tưởng cho giai đoạn mới: Chủ nghĩa phát triển và mũi đột phá
Phụ trang Chương 16: Về chính sách đối với tập đoàn kinh tế tư nhân
PHỤ TRANG: BÚT KÍ KINH TẾ, GIÁO DỤC VÀ LỊCH SỬ
1. Đạo đức và kinh tế thị trường
2. Phát triển và hạnh phúc
3. Tản mạn về vấn đề đô thị
4. Hai thập niên nhìn lại Việt Nam cùng với một tạp chí kinh tế
5. Phong trào Đông Du xưa và nay
6. Suy nghĩ về đại học tư tại Việt Nam
7. Tốc độ xoay chuyển vận mệnh đất nước: Yếu tố làm nên kì tích của các anh hùng Nhật Bản thế kỉ XĨ
8. Tượng đài, đền chùa và vận mệnh của một chính quyền: Câu chuyện Nhật Bản thế kỉ XVII
9. Đối thoại trí thức Việt – Trung
Sachkinhte.vn trân trọng giới thiệu!