BÌNH LUẬN UCP 600 – QUY TẮC VÀ THỰC HÀNH THỐNG NHẤT TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
-
► Vận Chuyển và Giao hàng:
Bạn nhận sách từ 1-3 ngày kể từ khi sachkinhte.vn gọi điện xác nhận đơn hàng.
-
► Cam kết Bản Quyền
Bạn được kiểm tra chất lượng sách, nếu không đúng bản quyền bạn có thể từ chối nhận hàng.
-
► Thanh toán:
Bạn kiểm tra sách và thanh toán bằng tiền mặt trực tiếp cho nhân viên giao hàng trên toàn quốc.
BÌNH LUẬN UCP 600 – QUY TẮC VÀ THỰC HÀNH THỐNG NHẤT TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
Bình luận UCP – Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, ấn phẩm số 600 (Comment on UCP 600) là ấn phẩm xuất bản thứ 8, kể từ lần ra mắt đầu tiên vào tháng 7/1995 với tiêu đề “Hướng dẫn Áp dụng Quy tắc và Thực hành Thống nhất Tín dụng chứng từ - UCP500”
Với tên gọi “Bình luận UCP” lần xuất bản 2015 này không ngoài mục đích giúp bạn đọc phát triển tư duy thực hành, hoàn thiện kỹ năng xử lý nghiệp vụ, tránh những sai sót trong giao dịch tín dụng chứng từ mới nhất theo UCP 600 và ISBP 745.
Để đạt mục tiêu trên, tác giả đã cập nhật các tài liệu, ấn phẩm mới nhất của ICC cho tới năm 2015 và những năm liền kề trước đó cùng với các case’s study để đưa vào nội dung cuốn sách này. Đặc biệt, các ý kiến của ICC, quyết định của DOCDEX qua các vụ xét xử tranh chấp trong giao dịch tín dụng chứng từ được chọn lọc kỹ lưỡng để làm dẫn chứng, phân tích, chứng minh và kết luận những vấn đề được đưa ra bình luận. Điều này đã làm phong phú thêm thực tiễn của giao dịch tín dụng chứng từ, làm cơ sở để chúng ta lựa chọn quyết định đúng đắn trong xử lý nghiệp vụ.
Hy vọng lần xuất bản này sẽ là sự đóng góp tốt nhất kiến thức cả về lý thuyết lẫn thực tiễn của giao dịch tín dụng chứng từ cho những ai quan tâm và mang đến sự hài lòng cho độc giả Việt Nam
MỤC LỤC
Phần I: Vấn đề pháp lý trong giao dịch tín dụng chứng từ
I. Mối quan hệ pháp lý
1. Nghĩa vụ của các bên trong giao dịch tín dụng chứng từ
1.1 Mối quan hệ giữa người mở và người hưởng
1.2 Mối quan hệ giữa người mở và ngân hàng phát hành
1.3 Mối quan hệ giữa ngân hàng phát hành và người hưởng
1.4 Mối quan hệ giữa ngân hàng thông báo và người hưởng
1.5 Mối quan hệ giữa ngân hàng chiết khấu/NH được chỉ định và người hưởng
1.6 Mối quan hệ giữa ngân hàng xác nhận và người hưởng
2. Luật áp dụng trong giao dịch tín dụng chứng từ
2.1 Xác định luật áp dụng
2.2 Cần quy định luật áp dụng trong TDT
2.3 Nguyên tắc chọn luật áp dụng
3. Gian lận và lừa đảo trong giao dịch tín dụng chứng từ
3.1 Quan điểm ICC về gian lận, lừa đảo trong giao dịch tín dụng chứng từ
3.2 Ngân hàng miễn trách nếu không biết hành vi gian lận, lừa đảo
3.3 Ngân hàng phải chuẩn mực và cẩn trọng trong kiểm tra xuất trình và ra quyết định
3.4 Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong vụ kiện
II. Luật về tín dụng chứng từ của các quốc gia
1. Cần thiết nêu luật áp dụng cho giao dịch tín dụng chứng từ
2. Các quốc gia không có luật riêng về tín dụng chứng từ
3. Xét xử tranh chấp về tín dụng chứng từ
4. Các quốc gia và luật về tín dụng chứng từ riêng biệt
4.1 Luật quốc gia quy định về giao dịch tín dụng chứng từ
4.2 Hoa Kỳ với Luật Thương mại (UCC)
4.3 Quy tắc xét xử tranh chấp về TDT của Trung Quốc
4.3.1 Nội dung cơ bản của quy tắc
4.3.2 Giải pháp cứng rắn đối với gian lận, lừa đảo
4.3.3 Các điều kiện ngăn ngừa gian lận, lừa đảo
4.3.4 Thủ tục pháp lý về việc áp dụng
4.4. Tranh chấp về TDT được xét xử tại Việt Nam
Phần II: Bình luận UCP 600
Điều 1: Áp dụng UCP
Điều 2: Định nghĩa
Điều 3: Giải nghĩa
Điều 4: TDT và hợp đồng
Điều 5: Các chứng từ và hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện
Điều 6: Thanh toán, ngày hết hạn và nơi xuất trình
Điều 7: Cam kết của ngân hàng phát hành
Điều 8: Cam kết của ngân hàng xác nhận
Điều 9: Thông báo TDT và sửa đổi
Điều 10: Sửa đổi TDT
Điều 11: TDT và sửa đổi được sơ báo và chuyển bằng điện
Điều 12: Sự chỉ định
Điều 13: Thảo thuận hoàn trả liên ngân hàng
Điều 14: Chuẩn mực về kiểm tra chứng từ
Điều 15: Xuất trình phù hợp
Điều 16: Chứng từ có sai biệt, bỏ qua sai biệt và thông báo
Điều 17: Chứng từ gốc và bản sau
Điều 18: Hóa đơn thương mại
Điều 19: Chứng từ vận tải dùng cho ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau
Điều 20: Vận đơn đường biển
Điều 21: Vận đơn Đường biển không lưu thông
Điều 22: Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu
Điều 23: Chứng từ tải hàng không
Điều 24: Chứng từ vận tải đường sắt, đường bộ và đường thủy nội địa
Điều 25: Biên lai chuyển phát, biên lai bưu điện hoặc giấy chứng nhận bưu phẩm
Điều 26: Trên boong, người gửi hàng xếp và đếm, Người gửi hàng kê khai gồm có và chi phí phụ thêm vào cước phí
Điều 27: Chứng từ vận tải hoàn hảo
Điều 28; Chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm
Điều 29: Gia hạn ngày hết hiệu lực hoặc ngày xuất trình cuối cùng
Điều 30: Dung sai về số tiền, số lượng và đơn giá
Điều 31: Giao hàng hoặc thanh toán từng phần
Điều 32: Giao hàng hoặc thanh toán nhiều lần
Điều 33: Giờ xuất trình
Điều 34: Miễn trách về tính hiệu lực của chứng từ
Điều 35: Miễn trách về chuyển giao thư tín và dịch thuật
Điều 36: Bất khả kháng
Điều 37: Miễn trách về hành động của một bên ra chỉ thị
Điều 38: TDT chuyển nhượng
Điều 39: Chuyển nhượng tiền hàng thu được
Phần III: Phụ lục
Phụ lục 1: Xác định một chứng từ gốc theo quy định điểm B, điều 20 UCP 500
Phụ lục 2: Quy tắc xét xử Tranh chấp trong Giao dịch Tín dụng chứng từ theo ICC
Phụ lục 3: Quy tắc thống nhất về biên lai Vận tải Đường biển của Ủy ban Hàng hải Quốc tế
Phụ lục 4: Quy tắc thống nhất về Vận đơn điện tử của Ủy ban Hàng hải Quốc tế
Phụ lục 5: Điều khoản Bảo hiểm hàng hóa A – 1982
Danh mục tài liệu tham khảo
Sachkinhte.vn trân trọng giới thiệu!